Bộ Công thương rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu
Theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 10/2018/NĐ-CP, đối với việc rà soát cuối kỳ, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xem xét toàn diện, đánh giá khả năng các loại hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá trên thị trường Việt Nam nhằm đưa ra các biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng này.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trong nước, biện pháp chống bán phá giá sẽ góp phần giảm áp lực tác động lên kinh tế – xã hội hiện tại, giảm tối đa những thiệt hại mà ngành sản xuất thép trong nước phải gánh chịu.
Sản xuất thép trong nước chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid-19
Trong thông báo gần nhất của Bộ Công Thương, việc tiến hành điều tra, rà soát cuối kỳ đối với các sản phẩm thép mạ là cơ sở hỗ trợ Cơ quan điều tra có thông tin chi tiết nhằm đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh ngành thép trong nước, xây dựng nền tảng để cân đối nguồn cung và cầu tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở để theo dõi giá thép tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường trong nước đang có những thay đổi, biến động mạnh về giá.
Chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu góp phần giảm gánh nặng cho thị trường thép nội địa
Sau khi hoàn tất quá trình điều tra, Cơ quan điều tra sẽ có những kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp với các dữ liệu thực tiễn và những quy định của pháp luật.
Cho đến nay, thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với những sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam vẫn còn tiếp tục trong khuôn khổ thời hạn 5 năm kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1105/QĐ-BCT. Thời hạn áp dụng kéo dài từ ngày 14/4/2017 đến hết ngày 13/4/2022.
Nguồn tin: vnEconomy
Bình luận